'Canh bạc'… mắc ca

Thứ ba - 06/10/2020 09:43
Những năm gần đây, hạt mắc ca trên thị trường có giá cao, hơn 100.000 đồng/kg, nên nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông liên tục trồng mới, hoặc mở rộng diện tích. Tuy nhiên, với thực tế công tác quản lý cây giống còn bỏ ngỏ như hiện nay, câu chuyện trồng mới cây mắc ca chẳng khác nào là “canh bạc” với nông dân.
macca
Nhiều giống mắc ca cùng ở trong một vườn, chế độ chăm sóc như nhau nhưng cây cho quả nhiều, cây cho quả ít, thậm chí có cây không đậu quả. Ảnh: Bảo Lâm

Băn khoăn giữa các dòng giống

Thông tin cây mắc ca trồng nhiều năm, đến khi trưởng thành thì nông dân mới vỡ òa không có quả vừa được phản ánh tại diễn đàn Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân miền Trung - Tây Nguyên vừa diễn ra ở Đắk Lắk tuần qua. Thực trạng này đã xảy ra nhiều nơi ở Tây Nguyên, kéo dài khá lâu, nhưng chưa có giải pháp triệt để giúp nông dân.

Hiện, nhiều diện tích cây mắc ca ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã đến kỳ thu hoạch. Dù không phải lo lắng về đầu ra, nhưng lại sợ thất thu vì cây mắc ca đậu quả không đồng đều. Gia đình anh Phạm Văn Thường (ở xã Đắk Búk So) - một trong những hộ trồng cây mắc ca quy mô lớn nhất huyện - cho biết, năm 2013, anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, trồng 1.600 cây mắc ca trên diện tích 6ha. Dù đến hạn kỳ thu chính, nhưng vườn cây chỉ cho lèo tèo vài tấn quả khô. Liên tiếp những năm sau đó, rất nhiều cây trong vườn không đậu quả.

“Việc chăm sóc cây mắc ca khá đơn giản, không tốn nhiều công sức. Với giá bán như hiện nay, cây mắc ca hoàn toàn có thể mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhưng điều khiến tôi lo lắng là cây mắc ca ra quả không đều. Mắc ca trong vườn trồng cùng thời điểm, chăm sóc, độ phát triển như nhau nhưng có cây rất sai quả, cây bên cạnh thì chẳng có quả nào. Thời điểm này, gia đình vẫn chưa đánh giá được năng suất của loại cây này bởi mỗi cây ra hoa, đậu quả mỗi kiểu” - anh Thường trầm ngâm.

Băn khoăn giữa các dòng giống

Thông tin cây mắc ca trồng nhiều năm, đến khi trưởng thành thì nông dân mới vỡ òa không có quả vừa được phản ánh tại diễn đàn Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân miền Trung - Tây Nguyên vừa diễn ra ở Đắk Lắk tuần qua. Thực trạng này đã xảy ra nhiều nơi ở Tây Nguyên, kéo dài khá lâu, nhưng chưa có giải pháp triệt để giúp nông dân.

Hiện, nhiều diện tích cây mắc ca ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã đến kỳ thu hoạch. Dù không phải lo lắng về đầu ra, nhưng lại sợ thất thu vì cây mắc ca đậu quả không đồng đều. Gia đình anh Phạm Văn Thường (ở xã Đắk Búk So) - một trong những hộ trồng cây mắc ca quy mô lớn nhất huyện - cho biết, năm 2013, anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, trồng 1.600 cây mắc ca trên diện tích 6ha. Dù đến hạn kỳ thu chính, nhưng vườn cây chỉ cho lèo tèo vài tấn quả khô. Liên tiếp những năm sau đó, rất nhiều cây trong vườn không đậu quả.

“Việc chăm sóc cây mắc ca khá đơn giản, không tốn nhiều công sức. Với giá bán như hiện nay, cây mắc ca hoàn toàn có thể mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhưng điều khiến tôi lo lắng là cây mắc ca ra quả không đều. Mắc ca trong vườn trồng cùng thời điểm, chăm sóc, độ phát triển như nhau nhưng có cây rất sai quả, cây bên cạnh thì chẳng có quả nào. Thời điểm này, gia đình vẫn chưa đánh giá được năng suất của loại cây này bởi mỗi cây ra hoa, đậu quả mỗi kiểu” - anh Thường trầm ngâm.
 

Thấy giá mắc ca ổn định ở mức trên 100.000 đồng/kg nên ông Vũ Minh Tiến (ở xã Quảng Trực) đã phát triển hơn 1ha. Ông Tiến băn khoăn, khi đi mua cây mắc ca, các chủ vườn ươm giới thiệu nhiều loại khác nhau. Do không có kinh nghiệm, nên ông mua 250 cây giống với 4 loại khác nhau. “Sau 5 năm, nếu may mắn vườn cây cho quả nhiều. Còn không, tôi ước tính sẽ bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng tiền đầu tư và công chăm sóc” - ông Tiến cho biết.

Nhiều trường hợp trồng mới cây mắc ca cũng “đánh cược” may rủi như ông Tiến. Theo Hội Nông dân xã Quảng Trực, thời gian gần đây, nông dân địa phương trồng mới cây mắc ca khá nhiều, với hơn 100ha.

Sớm quy hoạch sinh thái, đánh giá chất lượng giống

Theo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Tuy Đức, hiện nay, toàn huyện có hơn 1.200ha mắc ca các loại. Giống mắc ca đã trồng gồm các loại: OC, 246, 816, 849, 695, 900, 842, 800, H2, A38, A16, QN1… Qua khảo sát cho thấy, tỉ lệ mắc ca ra quả trong một vườn không đồng đều, chiếm từ 30-60%. Nhìn chung năng suất của mắc ca còn thấp, chưa ổn định, mỗi cây cho quả dao động từ 1-4kg. Thậm chí, nhiều cây mắc ca ra hoa nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả vẫn thấp hoặc không đậu quả là điều hết sức bình thường.

Ông Kiều Quý Diện - Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Tuy Đức - cho hay, những năm gần đây, hạt cây mắc ca có giá bán trên 100.000 đồng/kg. Trong khi loại cây trồng này ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư khá thấp, vì thế nhiều nông dân trong huyện muốn phát triển giống cây này. Một năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn huyện đã trồng thêm khoảng 300ha mắc ca. Dự kiến, kết thúc mùa mưa năm nay, diện tích cây mắc ca sẽ còn tăng cao.

Theo ông Diện, thị trường hiện có hơn 10 dòng mắc ca nên người dân cần hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn cây giống. Một số nông dân có kinh nghiệm thường lựa chọn cây mắc ca đã mang lại hiệu quả cao, hoặc lựa chọn những hạt mắc ca chất lượng để tự ươm giống.

“Người dân cũng như ngành Nông nghiệp huyện Tuy Đức mong muốn các ngành chức năng cần thực hiện tốt công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng giống cây mắc ca nào phù hợp với từng vùng đất, địa phương. Bởi vì cây mắc ca chủ yếu sinh trưởng tốt ở những vùng đất có độ cao trên 700m. Ở những vùng sinh thái khác nhau, việc chăm sóc, sản xuất cũng có thể có quy trình khác nhau. Khi làm tốt những trăn trở này, người nông dân mới có điều kiện ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập từ cây mắc ca” - ông Diện nói.
Link bài viết: https://www.tintucnongnghiep.com/2020/10/canh-bac-mac-ca.html
 

Tác giả bài viết: Theo tintucnongnghiep.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  •  Đang truy cập9
  •  Hôm nay2,230
  •  Tháng hiện tại39,920
  •  Tổng lượt truy cập2,664,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây