Chi đám hiếu, hỷ cho nhân viên doanh nghiệp tính thuế như thế nào?

Thứ ba - 03/12/2019 22:18
Chi đám hiếu, hỷ cho nhân viên doanh nghiệp tính thuế như thế nào?
 Chi đám hiếu, hỷ (hay còn gọi là đám tang, đám cưới) được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Mức khống chế khoản chi đám hiếu, hỷ là không quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm.
 Chi đám hiếu, hỷ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

1. Chi đám hiếu, hỷ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ Khoản 4, Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC thì các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp có bao gồm:

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung tiết e điểm 2.2, tiết b điểm 2.6, điểm 2.11 và điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

4. Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC):

“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;… Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Như vậy, chi đám hiếu, hỷ được xem là khoản chi có tính chất phúc lợi bao gồm cả chi cho chính bản thân người lao động và gia đình của họ. Để đưa khoản phúc lợi này vào chi phí hợp lý được trừ thì phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

Thứ nhất, tổng số chi đám hiếu, hỷ không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định.

- 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Trong đó:

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Thứ hai, các khoản chi này cần phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định như:

- Quy chế tài chính của công ty, Hợp đồng lao độngThỏa ước lao động tập thể, trong đó có quy định cụ thể về các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động.

- Phiếu chi có chữ ký của người lao động.

- Giấy đăng ký kết hôn, phiếu báo tử.

Lưu ý: Trong trường hợp, doanh nghiệp chi đám hiếu, hỷ cho nhân viên vượt quá 01 tháng lương bình quân thì phần vượt thêm đó sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Chi đám hiếu, hỷ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 4005/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi phúc lợi cho người lao động thì:

Doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với các khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

3. Khoản chi đám hiếu, hỷ không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân?

Theo Khoản 5, Điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân có bao gồm:

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi là Thông tư số 111/2013/TT-BTC) như sau:

5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Như vậy, khoản chi đám hiếu, hỷ phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tức là, tổng mức chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp) sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 25/2018/TT-BTC;

Thông tư 96/2015/TT-BTC;

Thông tư 92/2015/TT-BTC;

Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  •  Đang truy cập8
  •  Hôm nay2,024
  •  Tháng hiện tại42,984
  •  Tổng lượt truy cập2,327,157
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây